Tuesday, September 14, 2010

Phi vụ "Cò Trắng" và những nấm mồ còn lại / Biệt Kích Nhảy Bắc Thượng Sĩ Trần Phúc Lộc

Phi vụ "Cò Trắng" và những nấm mồ còn lại

LTS: Vào năm 1961, Không Quân Việt Nam có hai chiếc C-47 sử dụng riêng cho những phi vụ đặc biệt thả các toán biệt kích thâm nhập lãnh thổ Bắc Việt, trong đó Trung Úy Phan Thanh Vân là một trong những trưởng phi cơ. Phi vụ "Cò trắng" nói tới ở đây đã được Phan Thanh Vân viết lại trong hồi ký "Người về từ cõi chết". (Bài viết của “Cò Trắng” Phan Thanh Vân, kể lại mọi chi tiết từ khi máy bay bị cháy và rớt xuống đất, chúng tôi sẽ đăng lại sau bài viết này).
Sở dĩ các phi vụ này được đặt tên "Cò Trắng" vì hai chiếc C-47 đã được tẩy xóa màu cờ, các huy hiệu, chỉ để lại toàn thân máy bay một màu nhôm trắng.
Gần đây Lý Tưởng Úc Châu nhận được một số tài liệu cũng như nhiều hình ảnh liên quan đến phi vụ nói trên, Ban Biên Tập xin đúc kết các tài liệu này với mục đích phổ biến thêm chi tiết về số phận của phi hành đoàn, và cũng để tưởng nhớ, tri ân những chiến sĩ Không Quân đã thầm chiến đấu trong bóng tối, đã hy sinh thân mình để thi hành những phi vụ tối mật, ra đi không hẹn ngày về. LT-UC

***
Phi vụ Cò Trắng thực hiện giữa năm 1961 gồm phi hành đoàn 7 người của Không Quân và 3 biệt kích quân. Thành phần phi hành đoàn:

Trưởng phi cơ: Trung úy Phan Thanh Vân
Hoa tiêu phó: Trung úy Phan Khắc Thích, Thiếu úy Trần Minh Tâm
Điều hành viên: Thiếu úy Tiêu Huỳnh Yến, Chuẩn úy Phạm Trọng Mậu
Cơ Khí Viên: Thượng sĩ I Phạm Văn Đăng
Vô Tuyến Viên: Trung sĩ Nguyễn Văn Nở
Các biệt kích quân gồm: Thượng sĩ Trần Phúc Lộc, Thượng sĩ Đinh Như Khoa, và Trung sĩ Nguyễn Văn Tiết.

* * *
Vào đúng Ngày Không Quân VNCH (1 tháng 7) năm 1961, chiếc “Cò Trắng” cất cánh với nhiệm vụ tiếp tế cho một toán biệt kích đã được thả trước đây, và phi cơ đã bị rớt vào lúc 1 giờ 15 phút sáng ngày 2 tháng 7 tại xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Theo lời kể lại của ông Phạm Lâm, trùm họ đạo Kim Sơn, khi ông đi giăng câu trên cánh đồng ngập mặn ven biển, cách khu vực dân cư khoảng 5 cây số, thì vào lúc hơn nửa khuya, ông nghe tiếng động cơ máy bay, nhìn lên trời thì thấy một chiếc máy bay đang bốc cháy và lao xuống, sau đó tiếp tục cháy trên mặt đất. Đến gần sáng, tự vệ nông trường Bình Minh mới ra đến chỗ máy bay rớt, bắt giữ sáu người còn sống, tất cả đều bị thương; một người khác còn tương đối khoẻ, sử dụng thuyền cao su bơi trốn nhưng cũng đã bị du kích xã kế bên bắt giữ.

Ba người thiệt mạng tại chỗ là: Trung úy Phan Khắc Thích, Chuẩn úy Phạm Trọng Mậu và Trung sĩ Nguyễn Văn Nở. Trong số này, hai người chết cháy vì bị kẹt trong phi cơ nên hài cốt không còn đầy đủ, và một người xác còn nguyên vẹn. Tất cả được chôn gần chỗ máy bay rơi (không có hòm).

* * *
Trong số bảy người còn sống và bị bắt, Thiếu úy Tiêu Huỳnh Yến vì bị thương nặng nên một ngày sau đã chết tại trạm xá của nông trường Bình Minh và đã được ông Phạm Lâm đích thân khiêng đi chôn (cũng không có hòm).

Sáu người còn sống được Công An đưa về Hà Nội bằng xe tải và bị giam tại Hỏa Lò. Các nhân chứng có nhiệm vụ áp giải sáu người này kể lại rằng khi về đến Hà Nội thì tất cả vẫn còn sống, nhưng đến khi Cộng Sản Bắc Việt đưa ra tòa xét xử thì chỉ còn có 3 người là các anh Phan Thanh Vân, Đinh Như Khoa và Phạm Văn Đăng, còn anh Trần Minh Tâm thì đã chết vào ngày 4/7/1961, anh Nguyễn Văn Tiết chết ngày 2/8 và anh Trần Phúc Lộc đã chết ngày 28/11 -tất cả đều chết tại bệnh viện 108 Hà Nội. Và cả ba đã được Hà Nội chôn cất có mộ bia tử tế!

Sở dĩ ba người này được chôn cất tử tế là vì đây là lần đầu tiên một phi cơ thả biệt kích của miền Nam ra Bắc hoạt động đã bị rớt nên Hà Nội muốn làm lớn chuyện để công bố cho quốc tế biết. Và cũng chính vì thế, CSBV đã “chu đáo” cho Công An đưa hòm về Kim Sơn, đào xác Thiếu úy Tiêu Huỳnh Yến lên bỏ vào hòm để chôn lại!

Cũng nên biết trước phi vụ “Cò Trắng” này đã có nhiều toán biệt kích bị CSBV bắt giữ như các toán Caster, Echo, Dido..., nhưng vì không có xác phi cơ nên họ chưa muốn làm lớn chuyện, vì thế danh tính của các biệt kích quân đã được họ giữ kín; tất cả đều bị giam giữ hơn 10 năm, có người mãi tới năm 1976 mới được thả.

* * *
Lần này, với bằng chứng quả tang, Hà Nội đã ra sức thổi phồng vụ án, thông báo cho các giới chức ngoại giao, đưa ba người còn sống ra xét xử công khai tại Hà Nội và triển lãm các tang vật tại Ninh Bình.

Vì xét xử công khai, các anh đã có án tù rõ ràng: Trung úy Phan Thanh Vân 7 năm tù, Thượng sĩ Phạm Văn Đăng 3 năm, Thượng sĩ Đinh Như Khoa 15 năm. Các anh đã bị giam tại trại Bắc Bạc (Ba Vì, Sơn Tây) và sau đó chuyển đến trại Phố Lu (Lào Cai). Tới năm 1971, sau 10 năm tù giam và quản thúc, Trung úy Phan Thanh Vân đã được Hội Hồng Thập Tự Quốc tế can thiệp trả tự do và sang Pháp đoàn tụ với gia đình.

* * *
Cho tới nay, có nhiều giả thuyết về nguyên nhân đã khiến chiếc “Cò Trắng” bị rớt. Phối hợp hồi ký của Trung úy Phan Thanh Vân (...máy bay tự nhiên rung giật mạnh, không hề nghe một tiếng nổ hay bất cứ một âm thanh gì...) cũng như lời của các nhân chứng - cả dân chúng lẫn Công An địa phương – thì máy bay đã tự bốc cháy và rớt. Tuy nhiên, CSBV vì muốn thổi phồng sự việc nên đã tuyên truyền là phi cơ bị súng phòng không bắn hạ; và hiện nay họ vẫn trưng bày các hiện vật còn sót lại của chiếc C-47 nói trên tại Bảo Tàng Lịch Sử Quân Đội Nhân Dân tại Hà Nội, để chứng minh cho chiến công “tưởng tượng” của mình!

Điều đáng tiếc là một vài tác giả Mỹ cũng căn cứ vào tuyên truyền của CSBV để viết rằng chiếc Cò Trắng nói trên bị phòng không bắn hạ.

Về nguyên nhân đã khiến phi cơ tự bốc cháy, có giả thuyết cho rằng do nội tuyến phá hoại. Khoảng cuối thập niên 1980, một tay nội tuyến VC đã kể lại trên một tờ báo ở Sài Gòn rằng vào năm 1961, anh ta là lính bảo trì phi cơ của Không Quân miền Nam và đã gài “pan” vào một phi cơ chở biệt kích ra Bắc và phi cơ này đã bị rớt. (‘Pan’ này được gài trong bộ phận nhiên liệu của động cơ, khi tới không phận Bắc Việt, nhiên liệu bị rò rỉ tiếp xúc với sức nóng của động cơ đã khiến phi cơ bốc cháy).

Nhưng dù sao, trước sự kiện có vô số “chiến công tưởng tượng” được thêu dệt sau khi CSBV chiếm được miền Nam, người ta cũng phải đặt dấu hỏi về “thành tích” của tay thợ máy nội tuyến này.

* * *
Về số phận của các ngôi mộ của phi hành đoàn, trước hết nói về ba người bị thiệt mạng tại chỗ là: Trung úy Phan Khắc Thích, Chuẩn úy Phạm Trọng Mậu và Trung sĩ Nguyễn Văn Nở. Ngày ấy, tất cả được chôn vội vã gần chỗ máy bay rơi, không xác nào có hòm.

Tới năm 1980, một người dân khi đào ao đã đào được một hài cốt còn nguyên vẹn, mặc áo màu đen, trên vai áo có phù hiệu. Cha xứ của nhà thờ đá Kim Sơn cho bốc hài cốt lên đem về nhà thờ dự tính đưa vào miền Nam cải táng, nhưng đã bị công an xã giữ lại và cho chôn tại nghĩa địa xã. Người giáo dân trực tiếp bốc mộ đã bị Công An giam giữ hơn 3 tháng. Riêng cha xứ sau này vào miền Nam, sống ở nhà thờ Phát Diệm ở Gò Vấp, Sài Gòn.

Phối hợp lời kể của các nhân chứng năm 1961 và sự mô tả của chủ nhà - tức người đào ao sau này – người ta tin rằng hài cốt nói trên là của Trung sĩ Nguyễn Văn Nở, vì Trung úy Phan Khắc Thích, Chuẩn úy Phạm Trọng Mậu bị kẹt trong phi cơ, chết cháy nên hài cốt không còn nguyên vẹn.

Như vậy, có thể tạm thời đi tới kết luận hiện nay cố Trung sĩ Nguyễn Văn Nở đang yên nghỉ tại Kim Sơn, Ninh Bình, còn hài cốt của Trung úy Phan Khắc Thích, Chuẩn úy Phạm Trọng Mậu thì vẫn còn nằm đâu đó dưới mặt đất, gần cái ao nói trên.

Người chủ nhà cũng kể lại rằng cho tới nay, thỉnh thoảng oan hồn của hai người vẫn còn hiện về ngồi ở gần bờ ao của nhà họ.

Mộ của Thiếu úy Tiêu Huỳnh Yến – người đã chết tại trạm xá của nông trường Bình Minh, được ông trùm Phạm Lâm chôn và sau đó được CSBV đào lên bỏ vào hòm chôn lại - thì hiện nay vẫn được ông chăm sóc.

Về ba người “may mắn” được CSBV chôn cất tử tế, thì hài cốt của Thiếu úy Trần Minh Tâm đã được gia đình cải táng đem về miền Nam,
chỉ còn lại mộ của hai biệt kích quân - Thượng sĩ Trần Phúc Lộc, và Trung sĩ Nguyễn Văn Tiết (với tên tuổi rõ ràng trên mộ bia).

* * *
Trong số thân nhân của phi hành đoàn “Cò Trắng”, một số nhỏ may mắn được biết về việc Bộ quốc Phòng Mỹ “bồi thường”, đã làm thủ tục và được hưởng quyền lợi. Tuy nhiên đa số đã thất tung, và cho tới nay các cá nhân cũng như Hội đoàn Không Quân không có một manh mối nào để có thể liên lạc giúp đỡ, hướng dẫn cách làm thủ tục.
Chẳng hạn trường hợp của em Phan Khắc Đức (năm nay đã 48 tuổi), con trai của cố Trung úy Phan Khắc Thích. Niên khóa 1973-1974, Đức học lớp 9 tại Trường Quốc Gia Nghĩa Tử, mẹ - tức phu nhân của Trung úy Thích - là y tá phục vụ trong phi trường TSN. Sau biến cố tháng 4/1975, gia đình phải dọn ra cư ngụ tại một hẻm nhỏ tại Ngã Ba Ông Tạ, Đức phải nghỉ học đạp xích lô để sinh nhai... Từ đó tới nay, không còn một mối liên lạc nào có thể tìm lại được gia đình hay thân nhân của cố Trung úy Phan Khắc Thích để được Bộ Quốc Phòng Mỹ bồi thường!

* * *
Thay lời kết, chúng tôi hy vọng, dù rất mong manh, sẽ có chiến hữu hay vị độc giả nào đó biết được, hoặc rồi đây may mắn tìm ra tung tích của gia đình hoặc thân nhân của phi hành đoàn “Cò Trắng” và các chiến sĩ Biệt kích tham gia phi vụ, để thông báo về tình trạng những ngôi mộ của người thân, cũng như những quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng do công lao xương máu của những người đã nằm xuống cách đây 45 năm.
Trong trường hợp sự việc tốt đẹp ấy xảy ra, Tòa Soạn Lý Tưởng - Úc Châu sẽ cung cấp chi tiết để tìm mộ – những chi tiết mà chúng tôi không tiện phổ biến trên trang báo này.

Melbourne, tháng 12/2006
Ban Biên Tập LT-UC
(tổng hợp theo các tài liệu)

* * *
Các chi tiết và tài liệu viết thêm:

* Theo hồi ức của Trung Tá KQ N.U., trước phi vụ của Cò Trắng của Trung úy Phan Thanh Vân đã có một chiếc C-47 cũng thi hành nhiệm vụ thả biệt kích quân và đã mất tích trên không phận Bắc Việt. Phi hành đoàn gồm có:

Hoa tiêu: Trần Văn Hội và Lê Chí Nguyện
Điều hành viên: Nguyễn Đăng Lợi
Vô tuyến phi hành: Đức (không nhớ họ)
Cơ phi: (không nhớ tên)

Ngoài ra còn có một chiếc C-123 trong khi bay đêm thực tập thả biệt kích tại núi Sơn Chà gần Đà Nẵng đã bị tai nạn và toàn bộ phi hành đoàn đã hy sinh, gồm:

Hoa tiêu: Lê Tuấn Kiệt và Hồ Văn Ứng Kiệt
Điều hành viên: Lê Lãnh Hưng - Vương Văn Chức - Nguyễn Tấn Tập
Cơ phi: Đạt (không nhớ họ)
Ngoài ra còn một huấn luyện viên Hoa Kỳ.

Sau tai nạn này, Hoa Kỳ đã thuê mướn thêm các phi hành đoàn Trung Hoa (Đài Loan) để thi hành các phi vụ thâm nhập lãnh thổ Bắc Việt.

* Theo cuốn "Spies and Commandos" của hai tác giả Kenneth Comboy và Dale Andradé (do sưu tầm viên Phạm Anh Tài cung cấp), ngày ấy chỉ có độc nhất một chiếc C-47 Cò Trắng và được lấy một ngụy danh là "Vietnamese Air Transport" gọi tắt là VIAT, lúc đó do Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy, và đã có 20 phi công tình nguyện thi hành những phi vụ này dưới mật danh “Haylift”.

Mặc dù là các phi công dày dạn kinh nghiệm trong các phi vụ chuyển vận, nhưng khi bay ra phía Bắc họ cần phải được hướng dẫn thêm. Bởi khi bay ra Bắc, phi hành đoàn sẽ phải bay những phi vụ kéo dài tưởng như vô tận, bay ở một cao độ thấp đến địa điểm thả biết kích mà không hề được trang bị các phi cụ hiện đại. Đó là chưa kể yếu tố thời tiết xấu vào mùa mưa lớn, địa hình núi non hiểm trở đã tạo thành một phi trình nguy hiểm và tồi tệ nhất trên thế giới. Vẫn theo hai tác giả này, phi vụ Cò Trắng nói trên có nhiệm vụ thả xuống tiếp tế cho toán Castor (đã được thả xuống Bắc Việt khoảng một tháng trước). Trung úy Phan Thanh Vân cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất vào buổi xế chiều, sau khi tiếp tế thêm nhiên liệu tại phi trường Đà Nẵng, phi cơ trực chỉ ra Bắc, không hành thì chỉ nhìn qua cửa sổ bay theo địa hình địa vật dưới đất xuyên qua các rặng núi thấy được qua ánh trăng để tìm ra bãi thả hàng mà toán Castor đánh dấu - phi trình này trước đây đã được sử dụng khi thả dù các toán Castor và Dido.

Thật sự thì toán này đã rơi vào tay giặc, và người trưởng toán đã bị CSBV ép buộc gởi tín hiệu về BUGS, một trạm tiếp vận truyền tin ở Phi Luật Tân để báo tin toán vẫn an toàn và cần phải được tiếp tế ở một địa điểm do họ chỉ định. Bốn ngày sau khi liên lạc, chiếc Cò Trắng đã lên đường thi hành nhiệm vụ và đã rơi vào bẫy của địch. CSBV đã bố trí sẵn súng phòng không tại đảo Hòn Me, một đảo nhỏ nằm cách đất liền 6 cây số ngoài bờ biển Ninh Bình. Kết quả, phi cơ đã bị bắn nát phần đuôi, bốc cháy và rơi trong đất liền khoảng 20 cây số.

* * *
Ở đây chúng tôi không bàn cãi về việc vào năm 1961, có 1 hay 2 chiếc C-47 được sử dụng cho các phi vụ “Cò Trắng” (bởi có thể hai tác giả Kenneth Comboy và Dale Andradé đã chỉ căn cứ vào sự kiện: lúc nào cũng chỉ có một chiếc “Cò Trắng” SẴN SÀNG ĐỂ SỬ DỤNG); cũng không bình luận về sự việc toán biệt kích bị CSBV cưỡng bách hợp tác, mà chỉ nói về chi tiết mâu thuẫn liên quan tới việc phi cơ bị rớt.

Tất cả các nhân chứng (dân làng, công an về hưu) đều kể lại rằng họ không hề nghe thấy tiếng nổ, mà chỉ thấy phi cơ tự bốc cháy, và bay từ đất liền hướng ra biển.
Nếu quả thực phi cơ “bị bắn nát phần đuôi, bốc cháy và rơi xuống đất liền...” như cuốn Spies and Commandos đã viết thì chắc chắn tất cả mọi người trên phi cơ đã phải chết tan xác chứ không thể chỉ có 3 người chết tại chỗ mà thôi!

Bên cạnh đó, nếu phi cơ rớt ở đất liền “cách bờ biển khoảng 20 cây số” như sách đã viết, thì làm sao có việc “một người khác còn tương đối khoẻ, sử dụng thuyền cao su bơi trốn nhưng cũng đã bị du kích xã kế bên bắt giữ” theo như lời kể của ông trùm họ đạo Kim Sơn?!

Thành thử, chúng tôi cũng nhân tiện xin phép được lưu ý quý độc giả một điều: không phải bất cứ cuốn sách nào của “thế giới tự do” viết về chiến tranh Việt Nam cũng chính xác, cũng đáng tin. Nhất là những cuốn viết trong những năm sau này, thường tham khảo tài liệu, sử dụng dữ kiện của phía CSVN.

Mà “tài liệu, dữ kiện” của CSVN chính xác tới mức nào, chúng ta chỉ cần nhớ lại trong thời gian cao điểm của các cuộc oanh tạc Bắc Việt, tổng số “máy bay của đế quốc Mỹ bị bắn hạ” trong một ngày, được loan truyền trên đài phát thanh nhà nước và các báo của đảng, thường NHIỀU HƠN tổng số phi cơ Hoa Kỳ tham dự các trận oanh kích trong ngày hôm đó!

Sự kiện lố bịch này, sau khi được tạm thời “cởi trói” vào năm 1986, chính một số nhà văn miền Bắc đã đem ra để diễu cợt.


(Ghí chú: Kèm theo bài viết này là các hình ảnh:
1- Thiếu Uý Trần Minh Tâm chụp trước chiếc T-6;
2- Tám khoá sinh KQ chụp trên tàu thủy;
3- Bản sao tờ "Công điện báo cáo mất tích";
4- Bản sao danh sách các KQ và biệt kích bị bắt đăng trên sách của VC;
5- Mộ của Th/sĩ Trần Phúc Lộc
















Friday, September 3, 2010

Tin Buồn Nha Kỹ Thuật Trần Văn Phúc - BKQ - Toán Hải Điểu - Đoàn 1/LL.

...Người ngồi xuống xin mưa đầy
Trên hai tay cơn đau dài
Người nằm xuống nghe tiếng ru
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ.....





 Kính thưa quý Niên Trưởng, Chiến Hữu, Anh Em và Hậu Duệ Nha Kỹ Thuật,

Kính báo cáo đến toàn thể quí vị số tiền quí vị gửi đến Hùng Anh + Khánh để giúp đỡ cho gia đình chị Trần Văn Phúc ở Việt Nam trong tinh thần chiến hữu NKT: Chiến Hữu Trần Văn Phúc thuộc CĐ1XK/Đ1 đã ra đi vĩnh viễn tới nơi anh muốn đến, anh đế lại bao tình chiến hữu luyến tiếc, anh để lại vợ con đơn chiếc, đau khổ, cùng với bao gánh nặng nợ nần chồng chất.
Thật là hoàn cảnh bi đát, xót xa vô cùng cho Chiến Hữu mình, anh em chúng tôi tình nguyện gõ cửa lòng hảo tâm của quí vị tham gia đóng góp đươc bao nhiêu hay bấy nhiêu gởi đến chị Phúc phụ trang trải phần nào chi phí đám tang cho anh Phúc, xem như những ân tình trân trọng trong tình Chiến Hữu NKT. đến với chi. Phúc.

Quí vị tham gia đóng góp:
$100.00 Tổng Hội NKT
$ 50.00 NT Đoàn Kim Tuấn
$ 50.00 NT Trần Trung Ginh
$ 50.00 TH Phó Nguyễn Đức Nhữ
$ 50.00 Kinh Kỳ năm năm
$200.00 Anh TM-ĐCT-68
$ 50.00 Anh Hùng Anh (thân nhân)
$ 50.00 BXH Bắc CA
$ 50.00 Anh Bình Nguyễn
$ 50.00 Trần Quyết Thắng
$ 30.00 Nguyễn Hữu Thọ (B15)
$ 25.00 Anh Lê Hữu
$ 25.00 Anh Lê Công Tâm
$ 20.00 Anh Nguyễn Trung Covey
$ 20.00 Anh Đoàn Mạnh
$ 20.00 Anh Nguyễn Đình Phùng (Tùng)
$ 20.00 Anh Phạm Sơn Liêm
$ 20.00 Anh Ngô K. Nguyên (trả lại tiền cho anh em phần chi phí chụp hình và gửi internet)

$880.00 Tổng Cộng
-$ 10.00 Lệ phí chuyền tiền
$870.00 Anh Nguyễn V Sáu nhận tại VN (vui lòng xem Hóa Đơn đính kèm)
-$ 20.00 Trừ chi phí linh tinh anh em VN đã ứng trước (theo yêu cầu anh nguyên)
$850.00 Tám trăm năm chục Giao tận tay Bà Quả Phụ Trần Văn Phúc (sẽ có nhiều anh em NKT ở VN chứng kiến) cùng những lời chia buồn thành kính phân ưu đến gia đình Chiến Hữu Trần Văn Phúc từ quí vị N/T,C/H,A/E,H/D Nha Kỹ Thuật.
Thưa quý Niên Trưởng, Chiến Hữu, Anh Em và Hậu Duệ Nha Kỹ Thuật, anh em chúng tôi tình nguyện trong vô tư không hề có ý trục lợi, tranh dành cho cá nhân, phe nhóm, từ tinh thần lẫn vật chất, chúng tôi minh định lập trường, mục đích tất cả đều là TÌNH NGHĨA CHIẾN HỮU NKT, Húng Anh và Khánh ... đôi khi tích cực hăng say trong công việc có thể bất cẩn sảy ra những điều ngoài ý muốn, mong quí vị lượng tình và vui lòng mạnh dạn chỉ bảo, chúng tôi cần học hỏi thêm từ mọi người, hầu hoàn hảo, tốt đẹp thêm TÌNH NGHĨA CHIẾN HỮU NKT
Xin cám ơn đến quý vị tiếp tay xoa dịu nỗi đau khổ, khổ cực, cơ hàn của gia đình chiến hữu mình, anh em chúng tôi xin phép được thay mặt thay mặt g/đ CH Trần V. Phúc cảm tạ vô vàn đến quí vị BCH/TH., quí NiênTrưởng, Chiến Hữu, Anh Em, Hậu Duệ Nha Kỹ Thuật, kính chúc quí vị cùng gia đình dồi dào sức khỏe, may mắn và trọn vẹn như ý.

Xin với tư thế đứng NGHIÊM CHỈNH CÙNG CHÀO TAY--CHÀO đến toàn thế quí vi.
Trân trọng,

Hùng Anh + Đoàn Khánh
T/B: ----Xin gửi tặng đến THT và PNV T/H nhánh Hoa hương vị tình Chiến Hữu NKT, chuyến công tác thành công mý mãn đều nhờ vào lòng hăng say tích cực PNV B.T.Khuê vì tính cách khẩn cấp của vấn đề tang lễ đã uyển chuyển linh động "Cứu Binh Như Cứu Hoả"
Bổ túc tin giờ chót:
$ 50.00 có thêm cho chị Phúc do anh/Chị của Hùng Anh cho, sau khi nghe câu chuyện H.Anh kể trong dip anh chị ghé thăm HA chiều nay.
Chúng tôi không từ chối nhận nếu quí vị muốn giúp đỡ đến gia đình Chiến Hữu chúng ta CH Trần V Phúc

Chiến hữu Trần Văn Phúc thuộc toán Hải Điểu của chúng mình ngay xưa đã ra đi vĩnh viễn vào lúc 14h30 ngày 31 tháng 8 năm 2010 . Đến 7h sáng ngày mai (04 tháng 9) sẽ di quan, đưa đi hỏa táng tại Thuận An, Sông Bé. Gia đình Phúc thuộc diện rất khó khăn. Cần sự chung tay hỗ trợ của tất cả mọi người. xin kêu gọi lòng hảo tâm và tình đồng đội của tất cả các cự chiên binh thuộc NKT và SLL. Moi sự đóng góp xin gửi về cho:
 
NGUYỄN ĐÌNH VỸ
Số nhà: 26/8 đường hẻm 249 Tân kỳ Tân quý
Phường Tân sơn Nhì. Quận Tân Phú.
TP Hồ Chí Minh - Việt Nam .
Phone: 84. 0907-909-662
 
Đồng thời mình cũng gửi cho bạn tấm hình chụp toán Hải Điểu của mình ngày xưa. Phúc là người có vòng tròn trắng. Nhìn tấm hình mà mình ngậm ngùi rơi lệ. Mới ngày nào đây, chúng ta là những chàng trai khỏe mạnh, xông xáo, năng động. Mà nay người thì ra đi, người thì tàn phế, người thì già nua lụm khụm
Mình xin chân thành cám ơn bạn và tất cả những ai còn nghĩ đến tình đồng đội mà rộng tay giúp đờ .
Thân ái siết chặt tay bạn
Phạm Văn Nhân


Gia cảnh của Phúc bi đát quá. Từ khi em và Trung gặp lại các anh em ở Saigon, tụi em, nhất là Trung cứ muốn gặp Phúc để anh em nhìn lại nhau, nhưng tìm Phúc khó lắm, nay ở chỗ này, mai ở chỗ khác (Có khi tối về ngủ ở Thánh thất Cao Đài). Thôi thì hoàn cảnh cuộc sống nó đưa
đẩy mình đành phải chịu vậy.
Hồi Tr/sĩ Nguyễn văn Đại (cùng khóa với em và Rinh - Đại đã chết ở Mỹ) đi chuyến đầu tiên có Phúc mát (M79), Trần Quốc Trung toán phó. Trung sĩ Chạy (toán trưởng, lúc này Đoàn 1 thiếu sĩ quan toán trưởng nhiều lắm), toán phục kích tiêu diệt được 1,2 du kích gì đó khi tụi nó mò xuống suối, cả toán xông lên bắt sống được 1 tên, thu 1 AR15, 1 Radio FM, 1 túi tài liệu, xong rồi rút ngay. Phúc 1 mình tả xung hữu đột, dùng M79 chót chặn rất chính xác, chỉ đâu trúng đó, nhờ vậy mà cả toán triệt xuất an toàn. Chuyến này về Tr/sĩ Chạy được thăng cấp Tr/sĩ 1 tại chỗ.
Tụi em là lớp người về sau, nhưng đa số các anh ở Sài gòn đều ở chiến đoàn 1, nên cũng dễ dàng nhận ra nhau. Thời em ở đoàn 1/LL thì các anh BKQ có anh Phúc (tự là Phúc mát), anh Ngô quí Hồng, anh Hoàng Tăng, anh Hoàng thế Phương, anh Cường nhóc, anh Tsang Bảo Quí, anh Mang Banh, anh Mân, anh Thâu..... nhiều lắm. Bây giờ nhìn lại các anh ấy ai cũng già quá, anh em minh cũng thế thôi.
Em nhớ hồi đi toán, lên căn cứ chuẩn bị xuất phát, cũng là trạm tiếp vận truyền tin, mấy anh ở trạm tiếp vận cắt giấy dán lên tường lời của 1 bài hát: "CUỘC ĐỜI ĐÓ, CÓ BAO LÂU MÀ HỮNG HỜ" Từ đó đến nay em vẫn cứ thấm thía mãi.
Mong sao tất cả các anh em NKT trong cũng như ngoài VN đoàn kết mãi
mãi thật ra cũng chẳng còn được bao năm để sống), mong lắm lắm.
Anh em chúng tôi đã đến chia buồn cùng gia đình của Phúc vào lúc 19 giờ ngày 02/09/2010 ,xin thông báo sự ra đi của bạn Phúc theo như anh em chúng tôi biết là rất đau khổ.Phúc đang chạy xe ôm ngoài đương bất ngờ
bi nhồi mau cơ tim ngã ra và được người đi đường đưa vào bệnh viện 175 tức là tổng y viện cộng hòa ngày xưa.Khi được đưa vào đây khoảng một hai tiếng sau thì bạn ấy đã rai đi mãi mãi vào lúc 14h30 ngày
31/08/2010 mà không có vợ con ở bên cạnh.Hơn 1 ngày sau GIA ĐÌNH KHÔNG THẤY PHÚC VỀ NÊN VỢ CON MỚI ĐỔ XÔ ĐI TÌM KHẤP NƠI,CUỐI CÙNG ĐÃ TÌM ĐƯỢC PHÚC NHƯNG THÂN XÁC ĐÃ NẰM TRONG PHÒNG LẠNH NHÀ XÁC BỆNH VIỆN.ĐẾN LÚC NÀY GIA ĐÌNH MỚI LÀM THỦ TỤC VÀ ĐƯA VỀ LÀM ĐÁM TANG TẠI NHÀ CHỊ RUỘT CỦA PHÚC Ở CẦU HANG QUẬN GÒ VẤP.THEO NHƯ SỰ HIỂU BIẾT CỦA CHÚNG TÔI SỞ DĨ VỢ CON CỦA PHÚC KHÔNG MANG THI HÀI CỦA PHÚC VỀ GIA ĐÌNH LÀ VÌ GIA CẢNH QUÁ NGHÈO KHỔ,PHÚC RA ĐI THÌ ĐÃ AN PHẬN CỦA PHÚC NHƯNG GIA ĐÌNH CŨNG CÒN MANG NẶNG MỘT SỐ NỢ. SỰ LỰA CHỌN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRONG BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG CỦA VỢ CON PHÚC NÊN ĐÃ NÉN LÒNG ĐƯA THI HÀI CỦA PHÚC VỀ NHÀ NGƯỜI CHỊ VÌ Ở ĐÂY CÓ NGƯỜI EM ÚT CỦA PHÚC ĐỨNG RA LO MỌI HẬU SỰ CHO PHÚC.

CÁC BẠN THÂN MẾN, PHÚC RA ĐI RỒI GIỜ MÌNH NGHĨ LẠI LẠI CÀNG THƯƠNG BẠN ẤY NHIỀU HƠN,NẾU PHÚC LÀ NGƯỜI CÓ TIỀN THÌ SỰ RA ĐI SẼ KHÔNG ĐẾN SỚM NHƯ THẾ NÀY ĐÂU. NHỚ LẠI TRONG NHỮNG LẦN SÁU GẶP PHÚC ANH EM NÓI CHUYỆN VỚI NHAU PHÚC THƯỜNG THAN THỞ EM HAY BỊ ĐAU Ở NGỰC VÀ HAY LÀM MỆT, CHỨNG TỎ TRIỆU CHỨNG VỀ BỆNH TIM MẠCH ĐÃ BÁO TRƯỚC CHO PHÚC BIẾT NHƯNG VÌ NGHÈO NÊN PHÚC ĐÀNH PHẢI SỐNG CHUNG VỚI BỆNH TỪ MẤY NĂM NAY BẠN CỦA CHÚNG TA TRẦN VĂN PHÚC Ở TOÁN HẢI ĐIỂU TỪ NĂM 1970 -1972 CÓ LẦN ĐÃ BỊ THƯƠNG Ở CHÂN TRONG CHUYẾN CÔNG TÁC CÙNG PHẠM THIÊN VŨ ,SAU NÀY PHÚC CŨNG ĐÃ ĐƯỢC CẢI TUYỂN VÀ VẪN Ở CĐ1 CHO ĐẾN THÁNG 04-1975 ANH HẠNH ĐÃ CHUYỂN HAI TRIỆU ĐỒNG CỦA CÁC BẠN ĐẾN TẬN TAY GIA ĐÌNH CỦA PHÚC LÚC 10 GIỜ SÁNG NGÀY 02/09/2010  SẼ GỞI HÌNH ẢNH ĐÁM TANG BẠN PHÚC ĐẾN CÁC BẠN SAU.
SÁU
IDAHO



Trần Văn Phúc - BKQ - Toán Hải Điểu - Đoàn 1/LL.
Ngày 31 tháng 8 năm 2010 đang hành nghề chạy xe Honda ôm thì bị đột
quị lúc 10h sáng.
Được người đi đường đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện 175 (Tổng y viện
Cộng Hòa cũ) đến 14h30 cùng ngày thì ra đi.
Người nhà không thấy về, đi tìm khắp nơi cũng không thấy.
Hai ngày sau (Trưa ngày 02 tháng 9) Bệnh viện tìm thấy số ĐT của 1 số
Anh em chạy Honda ôm chung với Phúc nên liên lạc. Số anh em này có
biết anh Hoàng và anh Bính chơi chung với anh Phúc (Trung sĩ Hoàng,
Trung sĩ Bính, cũng ở Đoàn 1/LL). Lúc này anh Hoàng mới báo cho người
nhà đến để cùng đi nhận xác.
Chương trình Lễ tang thì đến 7h sáng ngày 04 tháng 9 sẽ di quan, đưa
đi Hỏa Táng tại Thuận An-Sông Bé.
Gia đình anh Phúc rất khó khăn. Nếu được thì anh Hòa vận động anh em Hải ngoại đóng góp phần nào giúp cho gia đình Phúc.


Anh em tụi em ở Saigon cũng đã phúng viếng, nhưng không đáng kể.
Việc người đứng ra nhận sự giúp đỡ của các anh thì anh em thống nhất
để cho anh Vỹ đứng ra nhận. Sau đó khi có tiền thì sẽ họp gia đình
Phúc để công khai tài chính. Vì trong gia đình có chị, em và vợ của
Phúc cùng gánh vác.
Địa chỉ anh Vỹ (sẽ là người nhận):
NGUYỄN ĐÌNH VỸ
Số nhà: 26/8 Hẻm 249 Tân kỳ - Tân Quý.
Phường Tân sơn Nhì.
Quận Tân Phú.
TP Hồ chí Minh - Việt Nam.
Phone: 84.907909662


Kính chào quý Niên Trưởng, Chiến Hữu, Anh Em và Hậu Duệ Nha Kỹ Thuật,
Kính thưa toàn thể quí vị,
Thật lòng xin thưa là ngay trong hoàn cảnh này không nên có Email này gửi đến làm phiền hà quí vị, nhưng không hiểu sao trong lòng càng cố gắng bình thản thì lại càng giao động trong tình Chiến Hữu NKT, Chiến Hữu Trần Văn Phúc thuộc CĐ1XK/DD1 đã ra đi vĩnh viễn tới nơi anh muốn đến, anh đế lại bao tình chiến hữu luyến tiếc, anh để lại vợ con đơn chiếc, đau khổ, cùng với bao gánh nặng nợ nần chồng chất.
Cách nay vài hôm lúc hay tin CH Phúc qua đời tôi và Hùng Anh TM/BVĐCCB/MACVSOG/NKT linh động khẩn cấp chuyển $100.00 thân nhờ anh em ở VN đến phúng điếu, an ủi gia đình C/H Phúc.Sau khi đọc qua Email anh Sáu Idaho từ VN, than ôi sồ tiền đó có khác gì HỘT MUỐI bỏ biển đâu!!
Chúng ta thật may mắn đang định cư ở xứ sở giàu có, chúng ta cũng không thể dối lòng mình là không có cơm thừa, tiền coins không đếm.; xin gửi các thứ ấy đến cho chúng tôi, anh em chúng tôi tình nguyện gom góp đươc bao nhiêu hay bấy nhiêu gởi đến chị Phúc, xem như những ân tình trân trọng trong tình Chiến Hữu NKT.  đến với chi. Phúc.
Trân trọng kính chào quí NT/CH/AE/HD NKT.
Quí vị tham gia đóng góp vui lòng gửi đến:
 1- Nguyễn Húng Anh
12777 Garden Grove Blvd. Apt# 423
Garden Grove , CA 92843-1940

(714)638-2681 H.
(714)745-6430 C.
  2- Đoàn V. Khánh
557 Rough and Ready Road
San Jose , CA 95133
(408)251-2745